Rùa sa nhân là con gì? Ăn gì, sống ở đâu, đặc điểm

Rùa sa nhân một trong những cá thể rùa quý hiếm còn tồn tại ở Việt Nam và hiện tại một số cá thể của loài rùa này đang được bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Hiện tại loài động vật này đã được liệt vào trong Sách Đỏ Việt Nam là cần được bảo tồn ở mức độ nguy cấp.

Rùa sa nhân là con gì?

Rùa sa nhân được biết đến là một trong những cá thể rùa có kích thước trung bình trong các loài rùa cạn và rùa nước ngọt khác ở Việt Nam. Loài rùa này cùng với rùa núi viền, rùa núi nâu là những loài rùa rất quý hiếm và đang bị đe dọa. Dưới đây là một số những thông tin liên quan tới loài rùa này mà bạn có thể tham khảo.

Rùa sa nhân

Rùa sa nhân có tên khoa học là Cuora Mouhoti (Gray, 1862), Pyxidea Mouhoti (Gray, 1862), Cyclemys Mouhoti (Gray, 1862). Thuộc họ rùa đầm Emydidae, bộ rùa Testudinata.

  • Mai của rùa sa nhân dài khoảng 18cm, có màu sắc thay đổi từ nâu sáng đến nâu đen. Trên mai có 3 gờ rõ ràng. Trong đó 2 gờ được đối xứng 2 bên qua gờ sống lưng tạo thành một mặt phẳng nhô cao. Các tấm rìa ở phía đằng cuối mai có dạng hình răng cưa.
  • Phần yếm có thể giúp khép một phần thân trên của yếm vào với mai. Những con đực thường có yếm lõm ở phía bên dưới, cá thể rùa cái thường có yếm phẳng. Yếm của rùa sa nhân có màu vàng nhạt hoặc màu nâu và có xuất hiện viền đen xung quanh yếm.
  • Loài rùa này có mắt màu đỏ.
  • Đầu của loài này khá to so với một số loài rùa khác, có màu vàng cho đến màu nâu đậm. Một số những cá thể rùa núi viền khác lại có màu xám hơi đem, phần da ở đỉnh đầu cứng.
  • Đuôi: Đối với cá thể rùa đực thì đuôi của chúng thường to và dài hơn đuôi con cái.
  • Chân: Rùa sa nhân có phần chân khá dài, giúp cho cơ thể được nâng cao so với mặt đất và giúp chúng có thể di chuyển nhanh nhẹn hơn. Da chân của chúng dày, có vảy. Phần móng chân chắc khỏe giúp chúng có thể di chuyển và đào đất tốt hơn trong khu vực rừng núi.
  • Kích thước của loài rùa này khi trưởng thành thường từ 145 – 180mm. Kích thước dài nhất mà rùa sa nhân có thể đạt được là khoảng 205mm.
  • Trọng lượng: Với những cá thể rùa sa nhân trường thành nặng từ 500 – 1kg. Trọng lượng lớn nhất có thể lên tới 1,3kg.

Rùa sa nhân ăn gì?

Đối với rùa sa nhân trưởng thành thường không có sự biến đổi nhiều về trọng lượng. Sự tăng giảm trọng lượng có thể phụ thuộc vào thời tiết và nguồn thức ăn. Vào cuối thu trọng lượng của loài này có thể đạt cao nhất.

Sau đó chúng dần hoạt động ít và cho đến mùa đông chúng sẽ làm hang và nằm im trong hang và ngủ đông, sau thời gian ngủ đông trọng lượng cơ thể giảm.

Loài rùa này thường sống tập trung ở những khu rừng rậm và thường ẩn mình dưới các lớp lá mục, gỗ mục và cỏ khô. Rùa sa nhân thường kiếm ăn bắt đầu vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt độ môi trường trở nên ấm áp . Đây cũng là 2 mùa sinh sản chính của loài rùa này.

Rùa sa nhân là một trong những loài động vật ăn cỏ, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài thực vật nhỏ hoặc trái cây rụng. Nhiều trường hợp chúng vẫn có thể ăn một số loài như ốc, giun và một số loại cá nhỏ khác.

Rùa sa nhân sống ở đâu?

Cá thể loài rùa này thường phân bố chủ yếu ở phía Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Lào. Ở Việt Nam, rùa sa nhân thường phân bố ở một số vùng rừng núi như Lào Cai, Thái Nguyên, Tam Đảo, Ba Vì, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

Rùa sa nhân ăn gì

Tình trạng bảo tồn của rùa sa nhân

Rùa sa nhân hiện tại là một trong những loài rùa rất quý hiếm. Nhưng thực trạng hiện nay, loài động vật này vẫn đang bị săn bắt và số lượng ngày càng suy giảm đến mức báo động.

Mức độ bảo tồn rùa sa nhân được sách đỏ liệt vào danh sách nguy cấp (EN). Hiện nay, cũng đã có nhiều tổ chức đã và đang bảo tồn, nhân giống loài rùa này. Vào tháng 9/2012 Chương trình bảo tồn Rùa đã ấp và cho sinh sản thành công 7 cá thể rùa sa nhân.

Nhưng ở ngoài môi trường hoang dã thì loài động vật này vẫn đang có xu hướng giảm nhiều về số lượng do việc săn bắt làm thức ăn và vật nuôi. Một phần cũng do nạn chặt phá rừng cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với loài rùa sa nhân.

Việc bảo tồn rùa sa nhân và các loài động vật hoang dã nói chung là rất cần thiết. Ủy ban Tư pháp động vật hoang dã cũng nêu ra việc cần phải làm để chống lại tình trạng này. Trong đó việc mạnh tay xử lý những đối tượng buôn bán, săn bắt trái phép những loài động vật hoang dã là việc làm cần thiết.

Rùa Sa Nhân – Loài rùa quý hiếm đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Đây là một trong những vấn đề đáng báo động và cần sự chung tay để bảo tồn loài động vật này.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *