Rắn cổ đỏ là rắn gì? Có độc không, sống ở đâu, tập tính

Rắn cổ đỏ hay còn có một tên gọi “mỹ miều” khác là rắn hoa cỏ cổ đỏ là một trong những loài rắn có màu sắc sặc sỡ và sở hữu những đặc tính rất đặc biệt. Cùng tìm hiểu những thông tin về hình dáng, hành vi, môi trường sống và nọc độc của loài rắn này trong bài viết sau.

Rắn cổ đỏ là rắn gì?

Rắn cổ đỏ (rắn hoa cỏ cổ đỏ) có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus. Đây là một loài nằm trong họ rắn nước Colubridae, thuộc bộ Squamata. Loài rắn này được nhà khoa học Hermann Schlegel mô tả lần đầu tiên vào năm 1837.

rắn cổ đỏ

Nhờ sở hữu những đặc điểm sau về ngoại hình mà loài rắn cổ đỏ được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêm”, cụ thể là:

  • Loài rắn này có kích thước nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 130cm. Từ phần đầu đến phần cổ sẽ thuôn dài để phân biệt rõ ràng cổ – đầu.
  • Rắn cổ đỏ có hai lỗ mũi tròn. Quan sát có thể thấy lỗ mũi nằm ở giữa của tấm mũi rồi chia thành đường nối giữa hai tấm gần mũi sẽ gần bằng với đường nối ở giữa hai tấm phía trước trán.
  • Ở tấm trán có độ dài hơn là rộng và kích thước nhỏ hơn so với tấm đỉnh nhưng lại ngắn hơn so với khoảng cách đến phần mút mõm. Ngoài ra, rắn hoa cỏ cổ đỏ sẽ có một tấm má dài và cao hơn một chút, tấm này có vị trí nằm ở trên của tấm mép phía trên thứ hai, phần phía trên sẽ tiếp xúc với phần tấm trước trán. Như vậy, quan sát phần đầu của rắn cổ đỏ sẽ thấy có tới 8 tấm mép trên nằm ở mỗi bên. Trong đó, tấm thứ 3,4 và 5 thì sẽ chạm mắt rắn còn tấm 8, 9, 10 thì sẽ là tấm méo dưới nằm ở dưới của mỗi bên. Tấm ở cằn rắn sẽ có hình tam giác, quan sát sẽ thấy tấm này rộng hơn là dài.
  • Phần vảy ở thân rắn cổ đỏ sẽ có 19 hàng và có gờ, ngoại trừ hàng vảy ngoài cùng là nhẵn và không có gờ. Phần vảy ở bụng có từ 160-167 tấm. Trong khi đó, phần vảy ở dưới đuôi thì chỉ có 84-86 tấm. Phần tấm ở hậu môn thì chia ra.
  • Rắn hoa cỏ cổ đỏ có thân màu xanh đen (xanh ô liu) hoặc là màu xám đen còn màu tại phần đầu lại sẫm màu hơn các vùng còn lại. Nửa trước của thân rắn thường sẽ có các vân màu đen và phần vân này thường không đều ở vị trí giữa lưng rắn so với hai bên thân của rắn. Phần mép rắn có màu trắng, trong khi đó phần gáy có thể có hoặc là không có phần vòng đen. Phần cổ rắn cổ đỏ có màu vàng nhạt cho tới màu nâu đỏ (Đặc điểm này ở rắn con rất rõ ràng, khi rắn trưởng thành thì màu sắc này sẽ nhạt hơn so với lúc nhỏ). Phần cằm và họng của rắn thì có màu trắng nhạt.

Với màu sắc sặc sỡ như vậy, tại một số vùng ở nước ta còn gọi loài rắn này là rắn hoa cỏ bảy màu. Ngoài ra, màu sắc sặc sỡ cũng chính là yếu tố giúp cá thể rắn cổ đỏ đực thu hút bạn tình trong mùa giao phối.

Tập tính và hành vi của rắn cổ đỏ

Rắn cổ đỏ được ghi nhận là một loài có tính khí vô cùng thất thường. Theo mô tả của các nhà khoa học và trong thực tế, có những lúc loài rắn này khá hiền lành khi chúng chịu để yên để con người chạm vào người hay thậm chí là cầm trên tay. Tuy nhiên có những trường hợp rắn hoa cỏ cổ đỏ trở lên hung dữ và sẵn sàng tấn công bất cứ đối tượng nào có ý định xâm phạm chúng.

Rắn thường ăn cóc và ếch, đây cũng chính là những loại thức ăn yêu thích của chúng. Có một điểm đặc biệt là rắn cổ đỏ có vẻ như không gây ra quá nhiều mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với các loài động vật máu nóng bởi loài rắn này có kích thước khá nhỏ bé trong khi hầu hết động vật máu nóng lại có kích thước quá to lớn so với chúng. Vì vậy, động vật máu lạnh mà đặc biệt là loài lưỡng cư như ếch giun, nhái, ếch đồng,…là mục tiêu săn mồi số 1 của rắn cổ đỏ.

Về sinh sản, rắn hoa cỏ cổ đỏ thường đẻ từ 5-17 quả trứng vào mỗi đợt và chúng thường mất khoảng 8 đến 10 tuần để ấp trứng. Con rắn cổ đỏ con thường có chiều dài giao động từ 13cm đến 19cm. Con non có màu sắc sặc sỡ và rõ nét hơn so với rắn trưởng thành.

Rắn cổ đỏ sống ở đâu?

Rắn cổ đỏ là loài rắn có tập tính hoạt động vào ban ngày và chúng thường được tìm thấy tại những nơi có đất thấp, có nhiều nước như trong rừng rú. Ngoài ra, loài rắn này còn có thể được tìm thấy tại vùng đồi núi có độ cao tới 1780m.

Tại Việt Nam, rắn cổ đỏ phân bố tại nhiều nơi và loài này được tìm thấy ở hầu hết tỉnh thành trải dài từ Cao Bằng cho tới Kiên Giang.

rắn cổ đỏ 2

Trên thế giới, loài rắn hoa cỏ cổ đỏ này được tìm thấy tại các quốc gia như Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia.

Số lượng cá thể loài rắn này ở Việt Nam và trên thế giới còn khá nhiều. Tuy nhiên, rắn cổ đỏ vẫn được xếp vào danh sách các loài động vật cần được quan tâm và bảo vệ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu về sinh thái cũng như tập tính và sản xuất huyết thanh kháng độc nhằm điều trị cho người bị loại rắn này cắn phải.

Rắn cổ đỏ có độc không?

Trước kia, loài rắn cổ đỏ được cho rằng là loài rắn không có độc và rất nhiều người đã bắt loại rắn này về nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, gần đây thì các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loài rắn này không hề “hiền lành” như chúng ta vẫn tưởng và nó sở hữu một lượng lọc độc đủ mạnh để giết người. Trên thế giới, đây là loài rắn được xếp vào họ hàng rắn độc.

Có một đặc điểm rất đặc biệt đến mức “quái dị” là, tự thân loài rắn cổ đỏ này không sản xuất ra nọc độc mà lọc độc của chúng mang hoàn toàn là được tích lũy lại qua quá trình chúng ăn phải các loài động vật có độc (mà chủ yếu là các loài bò sát nhỏ ví dụ như cóc độc).

Điều đặc biệt này được tạo ra bởi lẽ rắn hoa cỏ cổ đỏ sở hữu các tuyến gọi là Nuchal – tuyến này có khả năng lọc và giữ lại các chất độc mà rắn cổ đỏ nuốt phải khi ăn phải các con cóc hoặc ếch độc. Tuyến Nuchal có tác dụng lưu trữ các loại nọc độc này và tổng hợp, chuyển hóa chúng thành nọc độc. Rắn hoa cỏ cổ đỏ sẽ dùng chính nọc độc này để phòng vệ khi nó bị tấn công hoặc đe dọa.

Như vậy, chính đặc tính tự lấy chất độc của con mồi để tổng hợp làm nọc độc của chính mình mà rắn cổ đỏ sở hữu đã khiến cho chúng là một trong những loài rắn đặc biệt nhất hành tinh. Đồng thời, loài rắn cổ đỏ này cũng được coi là một trong những kẻ săn mồi ám ảnh với các loài động vật khác, ngay cả khi chúng sở hữu chất kịch độc trong người để phòng vệ.

Rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận bị loài rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn với những triệu chứng rất nguy kịch đến mức nguy hiểm đến tính mạng. Điển hình là từ năm 1997 cho tới nay, bệnh viện Chợ Rẫy đã thống kê rằng có 24 trường hợp người bị rắn hoa cỏ nhỏ cổ đỏ tấn công. Nạn nhân khi bị rắn cổ đỏ cắn sẽ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng mà đặc biệt là rối loạn đông máu (tương tự như khi bị rắn lục cắn). Năm 2009 và năm 2011, Việt Nam ghi nhận có 2 ca tử vong do loài này cắn phải.

Trên thế giới hiện nay chưa tìm ra được huyết thanh có tác dụng kháng lại nọc độc do loài rắn này cắn phải. Vì vậy, khuyến cáo người dân đặc biệt là các bạn trẻ không nên bắt loài rắn này về làm cảnh, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết đã mô tả hình dáng, phân bố, tập tính và nọc độc của rắn cổ đỏ. Hy vọng những thông tin này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích về động vật hoang dã đến với bạn đọc.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *